LD DUC PHARM: 0243.872.3355

Sa sút trí tuệ ở người già – Các triệu chứng và dấu hiệu

Sa sút trí tuệ là sự suy giảm của nhận thức mạn tính, toàn bộ, thường không thể đảo ngược. Chẩn đoán dựa vào lâm sàng; xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh thường được sử dụng để xác định các nguyên nhân có thể điều trị được. Điều trị là hỗ trợ. Chất ức chế cholinesterase đôi khi có thể tạm thời cải thiện chức năng nhận thức.



Sa sút trí tuệ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng ảnh hưởng chủ yếu đến người cao tuổi.
1. Căn nguyên sa sút trí tuệ

Sa sút trí tuệ có thể là hậu quả của các bệnh chính ở não hoặc các bệnh khác.
Các thể phổ biến nhất của sa sút trí tuệ là:
·         Bệnh Alzheimer
·         Sa sút trí tuệ do nguyên nhân mạch máu
·         Sa sút trí tuệ với thể Lewy
·         Sa sút trí tuệ thùy trán thái dương
·         Sa sút trí tuệ liên quan đến HIV

Sa sút trí tuệ cũng xảy ra ở những bệnh nhân bị bệnh Parkinsonbệnh Huntingtonbệnh bại liệt trên nhân tiến triểnbệnh Creutzfeldt-Jakobhội chứng Gerstmann-Sträussler-Scheinkercác rối loạn prion khác, giang mai thần kinh, chấn thương sọ não (ví dụ: bệnh não chấn thương mạn tính) hoặc một số khối u não nhất định nằm trong các vùng não vỏ não hoặc dưới vỏ não liên quan đến nhận thức. Bệnh nhân có thể bị > 1 thể (sa sút trí tuệ hỗn hợp). Sa sút trí tuệ hỗn hợp phổ biến nhất là bệnh Alzheimer kết hợp với suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ do mạch máu.

Một số bệnh lý cấu trúc não (ví dụ: chứng tràn dịch não áp lực bình thườngtụ máu dưới màng cứng), rối loạn chuyển hóa (ví dụ, chứng suy giápthiếu vitamin B12) và chất độc (ví dụ: chì) làm giảm nhận thức một cách chậm và có thể hồi phục khi điều trị. Sự suy giảm này đôi khi được gọi là sa sút trí tuệ có thể hồi phục, nhưng một số chuyên gia đã hạn chế thuật ngữ sa sút trí tuệ chỉ dành cho loại suy giảm nhận thức không thể hồi phục.
Trầm cảm có thể giống sa sút trí tuệ (và trước đây được gọi là giả sa sút trí tuệ); hai rối loạn thường cùng tồn tại. Tuy nhiên, trầm cảm có thể là biểu hiện đầu tiên của sa sút trí tuệ.
Suy giảm trí nhớ liên quan đến tuổi đề cập đến những thay đổi trong nhận thức xảy ra khi lão hóa. Người lớn tuổi có một sự suy giảm tương đối trong khả năng nhớ lại, đặc biệt là trong tốc độ nhớ lại, so với khả năng nhớ lại trong thời trẻ của họ. Những thay đổi này không ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày và do đó không cho thấy sa sút trí tuệ. Tuy nhiên, các biểu hiện sớm nhất của sa sút trí tuệ là rất giống nhau.
Suy giảm nhận thức nhẹ (MCI) gây mất trí nhớ nặng hơn so với sự suy giảm trí nhớ liên quan đến tuổi tác; trí nhớ và đôi khi các chức năng nhận thức khác cũng xấu hơn ở những bệnh nhân bị rối loạn này khi so với những người cùng độ tuổi, nhưng hoạt động hàng ngày thường không bị ảnh hưởng. Ngược lại, sa sút trí tuệ làm suy giảm hoạt động hàng ngày. Có đến 50% bệnh nhân suy giảm nhận thức nhẹ phát triển thành sa sút trí tuệ trong vòng 3 năm.
Suy giảm nhận thức chủ quan (SCD) được định nghĩa là suy giảm năng lực nhận thức liên tục mà bản thân trải qua nhưng chức năng bình thường trong các kiểm tra nhận thức tiêu chuẩn được sử dụng để phân loại MCI (1). Nguy cơ bị MCI và sa sút trí tuệ tăng lên ở những người bị SCD.
Các rối loạn khác nhau có thể làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt nhận thức ở bệnh nhân sa sút trí tuệ. Mê sảng thường xảy ra ở bệnh nhân sa sút trí tuệ.
Thuốc, đặc biệt là nhóm thuốc benzodiazepine và thuốc kháng cholinergic (ví dụ: một số loại thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc kháng histamine, thuốc chống loạn thần, benztropine), có thể tạm thời gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng sa sút trí tuệ, cũng như rượu hoặc chất tiêu khiển, ngay cả với lượng thuốc vừa phải. Suy thận hoặc suy gan mới có hoặc tiến triển có thể làm giảm độ thanh thải của thuốc và gây độc tính sau nhiều năm dùng liều ổn định (ví dụ: propranolol).
Sa sút trí tuệ tiến triển nhanh (RPD) là một nhóm các rối loạn nhận thức không đồng nhất tiến triển nhanh hơn các hội chứng sa sút trí tuệ khác, thường trong vòng 1 đến 2 năm (2). Biểu hiện nổi bật nhất là suy giảm nhận thức (ví dụ: mất trí nhớ, khiếm khuyết về thị giác và ngôn ngữ, rối loạn chức năng điều hành). Tuy nhiên, các triệu chứng tâm thần kinh khác (ví dụ: rối loạn hành vi, thay đổi nhân cách, rối loạn tâm trạng, rối loạn tâm thần, rối loạn giấc ngủ, thay đổi sự tỉnh táo và/hoặc nhận thức, các cử động không chủ ý như run và giật cơ, rối loạn dáng đi, các hoạt động giống như co giật, mất điều hòa, các đặc điểm của hội chứng parkinson) cũng xảy ra.

2. Các triệu chứng và dấu hiệu của sa sút trí tuệ


Sa sút trí tuệ làm suy giảm nhận thức toàn bộ. Khởi phát dần dần, mặc dù các thành viên trong gia đình có thể đột nhiên nhận thấy các rối loạn (ví dụ, khi chức năng bị suy giảm). Thông thường, mất trí nhớ ngắn hạn là dấu hiệu đầu tiên. Lúc đầu, các triệu chứng ban đầu có thể không phân biệt được với các triệu chứng suy giảm trí nhớ do tuổi tác hoặc suy giảm nhận thức nhẹ, nhưng sau đó tiến triển rõ ràng.
Mặc dù các triệu chứng của sa sút trí tuệ tồn tại liên tục, chúng có thể được chia thành
·         Sớm
·         Trung gian
·         Muộn
Thay đổi nhân cách và rối loạn hành vi có thể phát triển sớm hoặc muộn. Thiếu sót vận động và các triệu chứng thần kinh khu trú khác xảy ra ở các giai đoạn khác nhau, tùy thuộc vào thể sa sút trí tuệ; chúng xảy ra sớm trong sa sút trí tuệ do nguyên nhân mạch máu và muộn ở bệnh Alzheimer. Tỷ lệ co giật tăng lên ở tất cả các giai đoạn.
Loạn thần – hoang tưởng, ảo giác hoặc paranoia – xảy ra ở khoảng 10% bệnh nhân sa sút trí tuệ, mặc dù tỷ lệ phần trăm cao hơn có thể gặp các triệu chứng này tạm thời.
Nhiều rối loạn, đặc biệt là trong đợt cấp, có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của chứng sa sút trí tuệ. Những rối loạn này bao gồm tiểu đườngviêm phế quản mãn tínhkhí phế thũng, nhiễm trùng bệnh thận mãn tínhrối loạn ganvà suy tim.
Uống rượu, ngay cả với số lượng vừa phải, cũng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của chứng sa sút trí tuệ và góp phần vào sự tiến triển của nó (ví dụ bằng cách giảm thể tích não), và hầu hết các chuyên gia khuyên rằng bệnh nhân sa sút trí tuệ nên ngừng uống rượu.

a.      Triệu chứng của sa sút trí tuệ giai đoạn sớm (nhẹ)

Trí nhớ ngắn hạn bị suy giảm; việc học tập và giữ lại những thông tin mới trở nên khó khăn. Các rối loạn ngôn ngữ (đặc biệt với việc tìm từ), khí sắc dao động, và thay đổi nhân cách tiến triển. Bệnh nhân có thể gặp khó khăn ngày càng nhiều với các hoạt động độc lập trong cuộc sống hàng ngày (ví dụ, kiểm soát sổ séc, tìm đường đi, nhớ nơi họ cất đồ). Tư duy trừu tượng, khả năng thấu hiểu, hoặc suy xét có thể bị suy giảm. Bệnh nhân có thể phản ứng với tình trạng mất khả năng độc lập và trí nhớ bằng biểu hiện dễ cáu giận, thù địch và kích động.
Hoạt động chức năng có thể bị giới hạn nhiều hơn bởi những điều sau đây:
·         Mất nhận thức: Suy giảm khả năng xác định đồ vật mặc dù chức năng của các giác quan còn nguyên vẹn
·         Thất dụng: Suy giảm khả năng thực hiện các động tác đã được học trước đây mặc dù chức năng vận động còn nguyên vẹn
·         Mất ngôn ngữ: Suy giảm khả năng hiểu hoặc sử dụng ngôn ngữ
Mặc dù bệnh sa sút trí tuệ sớm có thể không ảnh hưởng đến hoạt động xã hội, nhưng các thành viên trong gia đình có thể báo cáo hành vi kỳ quặc kèm theo cảm giác không ổn định của bệnh nhân.

 

b.     Triệu chứng sa sút trí tuệ giai đoạn trung gian (trung bình)

Bệnh nhân không thể học và nhớ lại thông tin mới. Trí nhớ các sự kiện xa bị giảm nhưng không mất hoàn toàn. Bệnh nhân có thể cần giúp đỡ trong các hoạt động cơ bản của cuộc sống hàng ngày (ví dụ, tắm, ăn, mặc quần áo, đi vệ sinh).
Sự thay đổi tính cách có thể tiến triển tăng dần. Bệnh nhân có thể trở nên cáu kỉnh, lo lắng, coi mình là trung tâm, không linh hoạt hoặc dễ tức giận hơn. Họ có thể trở nên thụ động hơn, với cảm xúc phẳng lặng; họ có thể bị trầm cảm, trở nên thiếu quyết đoán, mất tự nhiên hoặc thường rút lui khỏi các tình huống xã hội. Các đặc điểm tính cách hoặc thói quen có thể trở nên cường điệu hơn (ví dụ, quan tâm đến tiền bạc trở thành nỗi ám ảnh về nó).
Rối loạn hành vi có thể nặng dần: Bệnh nhân có thể đi lang thang hoặc đột nhiên bị kích động không phù hợp, thù địch, không hợp tác, hoặc hung hãn.
Trong giai đoạn này, bệnh nhân đã mất hết ý niệm về thời gian và địa điểm bởi vì họ không thể sử dụng các tín hiệu chỉ dẫn trong xã hội và của môi trường bình thường. Bệnh nhân thường bị lạc; họ có thể không thể tìm thấy phòng ngủ hoặc phòng tắm riêng của mình. Họ vẫn đi lại được nhưng có nguy cơ bị ngã hoặc tai nạn do lú lẫn.
Thay đổi cảm giác hoặc nhận thức có thể tích tụ dàn thành loạn thần với ảo giác và paranoid và những hoang tưởng bị hại.
Giấc ngủ thường bị rối loạn.

c.      Triệu chứng sa sút giai đoạn muộn (nghiêm trọng)

Bệnh nhân không thể tự đi bộ, ăn uống, hoặc làm các sinh hoạt khác trong cuộc sống hàng ngày; chúng có thể không kiểm soát được đại tiểu tiện. Trí nhớ gần và xa hoàn toàn bị mất. Bệnh nhân có thể không nuốt được. Họ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, viêm phổi (đặc biệt do sặc) và loét tỳ đè. Bởi vì họ hoàn toàn phụ thuộc vào người khác để chăm sóc, việc sắp đặt bệnh nhân vào cơ sở chăm sóc dài hạn thường trở nên cần thiết. Cuối cùng, bệnh nhân trở thành câm lặng.
Vì những bệnh nhân này không thể đề cập bất kỳ triệu chứng nào với bác sĩ và bệnh nhân cao tuổi thường không có đáp ứng sốt hoặc tăng bạch cầu vì nhiễm trùng, do vậy bác sĩ phải dựa vào kinh nghiệm và sự nhạy bén khi bệnh nhân có biểu hiện mệt.
Giai đoạn cuối cùng của sa sút trí tuệ gây nên tình trạng hôn mê và tử vong, thường do nhiễm trùng.

3. Điều trị sa sút trí tuệ
·         Các biện pháp đảm bảo an toàn
·         Cung cấp kích thích thích hợp, hoạt động, và tín hiệu cho định hướng
·         Loại bỏ các loại thuốc có tác dụng an thần hoặc kháng cholinergic
·         Có thể dùng các chất ức chế cholinesterase và memantine
·         Hỗ trợ cho người chăm sóc
·         Sắp xếp việc chăm sóc cuối đời
Các biện pháp bảo đảm an toàn cho bệnh nhân và cung cấp một môi trường thích hợp đóng vai trò quan trọng đối với điều trị, cũng như sự hỗ trợ người chăm sóc. Một số loại thuốc có bán trên thị trường.

An toàn cho bệnh nhân

Các nhà vận động và vật lý trị liệu có thể đánh giá độ an toàn của nhà ở; các mục tiêu nhằm ngăn ngừa tai nạn
·         Phòng ngừa tai nạn (đặc biệt là ngã)
·         Quản lý rối loạn hành vi
·         Lập kế hoạch thay đổi khi sa sút trí tuệ tiến triển

Các biện pháp tác động môi trường

Bệnh nhân sa sút trí tuệ nhẹ đến trung bình thường hoạt động tốt nhất trong môi trường quen thuộc.
Môi trường nên được thiết kế để giúp duy trì cảm giác tự chủ và phẩm giá cá nhân thông qua việc cung cấp những điều sau:
·         Tăng cường thường xuyên khả năng định hướng
·         Một môi trường đủ ánh sáng, vui vẻ, quen thuộc
·         Giảm tối đa kích thích mới
·         Các hoạt động thường xuyên, ít căng thẳng
Sự định hướng có thể được tăng cường bằng cách đặt các tờ lịch và đồng hồ lớn trong phòng và thiết lập lịch trình cố định cho các hoạt động hàng ngày; nhân viên y tế có thể đeo thẻ tên lớn và thường xuyên giới thiệu bản thân. Những thay đổi trong môi trường xung quanh, thói quen, hoặc con người nên được giải thích cho bệnh nhân một cách chính xác và đơn giản, bỏ qua các thủ tục không cần thiết. Bệnh nhân cần thời gian để điều chỉnh và làm quen với những thay đổi. Nói với bệnh nhân về những gì sẽ xảy ra (ví dụ, về việc đi tắm hoặc đi ăn) có thể tránh được sự chống đối hoặc phản ứng dữ dội. Các cuộc thăm thường xuyên của nhân viên và những người quen thuộc khuyến khích bệnh nhân duy trì khả năng giao tiếp xã hội.
Các phòng cần phải đủ sáng và có các kích thích giác quan (ví dụ: đài, tivi, đèn ngủ) để giúp bệnh nhân duy trì định hướng và tập trung sự chú ý của họ. Nên tránh các phòng yên tĩnh, tối tăm, riêng biệt.
Các hoạt động có thể giúp bệnh nhân hoạt động chức năng tốt hơn; những hoạt động liên quan đến sở thích trước khi bắt đầu bị sa sút trí tuệ sẽ là những lựa chọn tốt. Các hoạt động nên tạo hứng thức, tạo ra một số kích thích, nhưng không nên có quá nhiều sự lựa chọn hoặc thách thức.
Tập luyện giảm tình trạng bồn chồn, cải thiện sự cân bằng, và duy trì trương lực tim mạch nên được thực hiện hàng ngày. Tập luyện cũng có thể giúp cải thiện giấc ngủ và giúp kiểm soát rối loạn hành vi.
Liệu pháp hoạt động và liệu pháp âm nhạc giúp duy trì khả năng kiểm soát vận động tốt và tạo ra sự kích thích phi ngôn ngữ.
Liệu pháp nhóm (ví dụ, liệu pháp hồi tưởng, các hoạt động xã hội) có thể giúp duy trì kỹ năng hội thoại và các kỹ năng giao tiếp.

Dược phẩm

Loại bỏ hoặc hạn chế các loại thuốc có hoạt tình trên hệ thần kinh trung ương (CNS) thường giúp cải thiện chức năng. Cần phải tránh dùng thuốc an thần và thuốc kháng cholinergic, những loại thuốc này có xu hướng làm trầm trọng thêm sa sút trí tuệ.
Các chất ức chế cholinesterase donepezil, rivastigmine và galantamine phần nào có hiệu quả trong cải thiện chức năng nhận thức ở bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer hoặc chứng sa sút trí tuệ thể Lewy và có thể có hiệu quả trong các hình thức sa sút trí tuệ khác. Những loại thuốc này ức chế acetylcholinesterase, làm tăng nồng độ acetylcholine trong não.
Memantine, một chất đối vận của NMDA (N-methyl-d-aspartate), có thể giúp làm chậm mất chức năng nhận thức ở những bệnh nhân mắc sa sút trí tuệ trung bình và nặng, đồng thời có thể có tác dụng cộng hưởng khi sử dụng cùng với chất ức chế cholinesterase.
Các loại thuốc để kiểm soát rối loạn hành vi (ví dụ: thuốc chống loạn thần) đã được sử dụng.
Bệnh nhân bị sa sút trí tuệ và có dấu hiệu trầm cảm nên được điều trị bằng thuốc chống trầm cảm không chứa chất kháng cholinergic, thường dùng các thuốc thuộc nhóm thuốc ức chế chọn lọc trên serotonin (SSRI).Nguồn: https://www.msdmanuals.com/

Ngoài ra, để phòng triệu chứng sa sút trí tuệ của tuổi già, người cao tuổi có thể sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng có thành phần: Cao Bạch quả (Ginkgo biloba), Magie, Đinh lăng, Đỗ trọng, Đương quy, Ích mẫu, Rutin, Citicolin, Vitamin B6, Garlic oil, Nattokinase giúp hỗ trợ hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu lên não, hỗ trợ giảm các triệu chứng của thiểu năng tuần hoàn não, hỗ trợ làm tan cục máu đông, giúp giảm di chứng sau tai biến mạch máu não do tắc mạch.