LD DUC PHARM: 0243.872.3355

KẼM (ZINC) CÓ TÁC DỤNG GÌ ĐỐI VỚI CƠ THỂ - NHỮNG LỢI ÍCH ÍT NGƯỜI BIẾT

1. Kẽm là gì?
Kẽm (Zn) chứa chủ yếu ở xương, răng, tóc, da, gan, cơ, tế bào bạch cầu và tinh hoàn. Kẽm là một thành phần của hàng trăm loại enzyme, bao gồm nhiều nicotinamide adenine dinucleotide dehydrogenase (NADH), RNA và polymerase DNA, và các yếu tố phiên mã DNA cũng như alkaline phosphatase, superoxide dismutase và cacbonic anhydrase.
Kẽm sau khi được đưa vào cơ thể qua đường tiêu hóa sẽ hấp thụ ở ruột non. Mặc dù cơ thể chỉ cần một lượng nhỏ kẽm mỗi ngày, tuy nhiên nếu thiếu kẽm thì sẽ có nguy cơ gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe.

2. Tác dụng của kẽm với cơ thể:



- Phát triển và cải thiện não bộ: trung tâm bộ nhớ của não bộ chứa một lượng lớn kẽm. Chúng là nguyên tố cần thiết cho sự phát triển của não bộ, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Ở người trưởng thành, chúng giúp cải thiện sức khỏe não bộ, hồi phục sau chấn thương, bệnh lý. Cùng với vitamin B6, Zn thúc đẩy sự hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ.
- Bổ sung cho sức khỏe của mắt: Kẽm đóng vai trò hỗ trợ đưa vitamin A vào võng mạc. Vì vậy nếu không có kẽm, mắt sẽ không nhận đủ được lượng vitamin A cần thiết. Tình trạng này để lâu ngày có thể gây suy giảm thị lực, thậm chí là thoái hóa điểm vàng.
- Hỗ trợ tăng trưởng: Mọi người cần kẽm để tăng trưởng và phát triển thể chất. Thiếu kẽm có thể dẫn đến suy giảm tăng trưởng ở trẻ em và thanh thiếu niên.
- Củng cố hệ miễn dịch: Kẽm kích thích sự phát triển của các tế bào miễn dịch (các đại thực bào, lympho bào B và T), tạo thành một hàng rào miễn dịch vững chắc, giúp bảo vệ cơ thể trước những tác nhân gây bệnh.
- Hỗ trợ phòng ngừa ung thư và tiểu đường: Vai trò của kẽm trong việc sản xuất insulin đã tạo ra bức tường thành vững chắc ngăn chặn tình trạng tiểu đường tuýp 2. Mặt khác, hoạt chất này cũng có vai trò quan trọng trong việc cải thiện chức năng miễn dịch khi vừa là chất chống oxy hóa vừa là chất chống viêm sưng. Tất cả điều này đều có lợi cho quá trình điều trị và phòng ngừa ung thư.
- Giúp chữa lành vết thương: Kẽm giúp thúc đẩy làn da và niêm mạc khỏe mạnh, giúp tăng khả năng chữa lành vết thương.
- Phát triển xương: Ngoài Canxi thì kẽm cũng là một nguyên tố cấu tạo nên xương. Nó rất cần thiết cho sự phát triển của xương và giúp xương chắc khỏe. Vì thế ngoài bổ sung Canxi, cần bổ sung kẽm hợp lý để xương phát triển toàn diện.
- Điều hòa chức năng nội tiết: Kẽm tham gia vào điều hòa hoạt động các tuyến nội tiết: tuyến yên, tuyến thượng thận, tuyến sinh dục,… Các tuyến nội tiết sản xuất các hormone cần thiết cho các quá trình sống của cơ thể. Đặc biệt, kẽm rất có ý nghĩa trong điều hòa sinh sản.
Ở nam giới, kẽm có nhiều trong tuyến tiền liệt, giúp điều hòa và phát triển các đặc tính sinh dục.
Ở nữ giới, kẽm giúp điều hòa kinh nguyệt, đẹp da.

3. Thiếu kẽm ở người:
* Do chế độ ăn:
- Do lượng kẽm trong thực phẩm tự nhiên thấp hoặc bị mất trong quá trình chế biến.
- Giá trị sinh học của kẽm thấp: do liên kết với acid phytic, chất xơ hay khi kẽm kết hợp với protein có tính tiêu hóa thấp.
- Các yếu tố cạnh tranh hấp thu: Các kim loại có hóa trị +2 như calcium, sắt, đồng cadmium, thiếc.
* Do rối loạn hấp thu hoặc bài tiết quá mức: Bệnh di truyền, bệnh đường ruột (tiêu chảy mãn, cắt ruột…), các bệnh khác (xơ gan do nghiện rượu, tiểu đường, thiểu năng tuyến tụy…).
Triệu chứng
* Thiếu kẽm nhẹ:
Các triệu chứng hiện nay thường gặp: chán ăn, chậm tăng trưởng, suy giảm khả năng miễn dịch. Hai triệu chứng đáng lưu ý là nôn không rõ lý do và rối loạn giấc ngủ (trằn trọc, khó ngủ, thức giấc, ngủ ít…) Những người có nguy cơ: người ốm yếu, tàn tật, trẻ em, người cao tuổi, thai phụ và cho con bú.
*Thiếu kẽm nặng:
Các triệu chứng thường thấy: chứng không ăn thịt, khóc đêm kéo dài, nôn không rõ nguyên do ở trẻ em, chậm tăng trưởng, chậm trưởng thành giới tính, thiểu năng sinh dục, viêm lưỡi, loạn dưỡng móng, rụng tóc, rụng lông, suy giảm miễn dịch, giảm mức độ khoái lạc, rối loạn cảm xúc, quáng gà, chậm lành vết thương (vết bỏng, vết loét), giảm thèm ăn và tổn thương ở mặt bao gồm chứng sợ ăn sáng, mất thích ứng với bóng tối, tiêu chảy…

4. Nhu cầu khuyến nghị:
 Khuyến nghị về nhu cầu hằng ngày đối với kẽm như sau:
-         Trẻ 0-6 tháng: 2mg/ngày
-         Trẻ 7-11 tháng: 3mg/ngày
-         Trẻ 1-3 tuổi: 3mg/ngày
-         Trẻ 4-8 tuổi: 5mg/ngày
-         Trẻ 9-13 tuổi: 8mg/ngày
-         Nam giới (từ 14 tuổi trở lên): 11mg/ngày
-         Nữ giới (19 tuổi trở lên): 8mg/ngày
-         Phụ nữ mang thai (sau 18 tuổi): 11-12mg/ngày
-         Phụ nữ cho con bú: 12-13mg/ngày.

5. Nguồn cung cấp kẽm:
Kẽm thuộc loại yếu tố phổ biến trong thiên nhiên, có nhiều trong ngũ cốc và đậu, tập trung phần lớn ở vỏ ngoài.
Kẽm cũng có nhiều trong hàu, gan, lòng đỏ trứng gà và có khả năng sinh học cao (100%).
Sử dụng các sản phẩm Thực phẩm chức năng có chứa kẽm giúp bổ sung kẽm cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng.



6. Cách tăng lượng kẽm trong chế độ dinh dưỡng
Tăng cường lượng kẽm trong chế độ ăn rất đơn giản.  
- Hạn chế rượu và cà phê:  Cả 2 chất này đều khiến kẽm bị bài tiết nhanh qua đường tiểu.
-Không nấu nhừ: Hấp, luộc, nướng quá kỹ đều làm lượng kẽm trong thực phẩm giảm tới 1 nửa, đặc biệt là đậu đỗ.
-Ăn các thực phẩm không chế biến sẵn: trên 75% lượng kẽm trong bột mỳ bị mất đi khi qua chế biến. Hạn chế ăn bánh mỳ trắng.
-Ăn thịt nạc: Nếu không phải là người ăn chay, cách tốt nhất để bổ sung chất kẽm hằng ngày là ăn thịt. Cá cũng là nguồn rất giàu dưỡng chất này.
-Đậu đỗ là tốt nhất: Nếu không ăn được thịt thì hãy thêm đậu hộp vào món sa-lát hay các món ăn để bổ sung lượng kẽm cần thiết.