Hiện nay bệnh đau mắt đỏ đang lây lan và bùng phát mạnh đặc biệt tại một số tỉnh thành lớn như: thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng...
- Tại Hà Nội, từ đầu tháng 8 bệnh đau mắt đỏ bắt đầu có dấu hiệu lây lan nhanh và tiếp tục tăng số ca mắc trong tháng 9. Tại Bệnh viện Mắt Trung ương những tuần gần đây ghi nhận trung bình mỗi tuần có khoảng 700 trường hợp đau mắt đỏ đến khám, trong đó có một số ca đã xuất hiện biến chứng (có giả mạc cần bóc hay bị trầy xước giác mạc). So với tháng 6, số bệnh nhân đến khám trong tháng 8 và đầu tháng 9 tăng gấp gần hai lần.
- Tại TP HCM, theo thống kê của sở Y Tế TP, trong 8 tháng đầu năm, tổng số ca bệnh đau mắt đỏ (viêm kết mạc) ghi nhận tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố là 63.309 ca, tăng 15,38% so với cùng kỳ năm ngoái (53.573 ca). Riêng trong ngày 13/9, tổng số ca đau mắt đỏ ghi nhận tại TP là 3.840 ca, trong đó hơn một nửa số ca mắc là trẻ em dưới 16 tuổi (2.238). Con số này cũng xấp xỉ với những ngày trước đó, theo thống kê trung bình mỗi ngày có khoảng 2000 trường hợp.
- Tại Đà Nẵng, chỉ tính riêng tại Bệnh viện Mắt Đà Nẵng, từ ngày 1/1 – 11/9/2023, đã có 22.444 trường hợp viêm kết mạc cấp khám và điều trị tại bệnh viện, trong đó có 11.572 trẻ em chiếm tỷ lệ 51,5%. Số lượng trẻ em khám ngoại trú tăng đột biến, trong đó trên 80% trẻ em được chẩn đoán mắc viêm kết mạc (đau mắt đỏ).
- Trên địa bàn thành phố Hải Phòng bệnh đau mắt đỏ cũng đang có nguy cơ bùng phát. Theo thống kê tại Bệnh viện Mắt Hải Phòng, từ ngày 01/9/2023 đến hết ngày 06/09/2023, tỷ lệ đau mắt đỏ chiếm 35,8% tổng số ca đến khám vì viêm kết mạc (66 ca đau mắt đỏ/184 ca viêm kết mạc) và đang có xu hướng gia tăng.
(Trích nguồn: https://trungtamytequan10.medinet.gov.vn/chuyen-muc/so-ca-dau-mat-do-ngay-cang-gia-tang-dau-la-nguyen-nhan-dau-mat-do-la-gi-cmobile15612-118667.aspx)
Nguyên nhân nào dẫn đến số ca đau mắt đỏ gia tăng nhanh chóng?
Tác nhân gây bệnh phổ biến
Đau mắt đỏ thường đến từ 3 nguyên nhân:
- Do virus gây bệnh: đau mắt đỏ chủ yếu do virus adenovirus, ít phổ biến hơn là do virus herpes simplex hoặc virus zoster. Với biểu hiện đỏ ngứa mắt, chảy dịch mắt loãng, trong.
- Do vi khuẩn: thường do vi khuẩn lậu cầu, vi khuẩn bạch hầu, liên cầu,... Vi khuẩn làm mắt tăng tiết dịch, dịch mắt này thường đặc, có màu vàng hoặc hơi xanh, đục và dính.
- Do dị ứng với phấn hoa, lông động vật, khói thuốc lá, khói bụi,… bệnh thường xuất hiện ở cả hai mắt, ngứa nhiều hơn và mắt có thể sưng tấy.
Con đường lây truyền dễ dàng và nhanh chóng
Nhiều người đặt ra câu hỏi rằng nhìn vào mắt người bị đau mắt đỏ có lây bệnh không?
Câu trả lời là không, bởi đau mắt đỏ không phải là bệnh lây qua không khí nên sẽ không lây lan khi nhìn vào người bị bệnh.
Vậy đâu là con đường lây truyền đau mắt đỏ?
Sự lây truyền bệnh thường xảy ra thông qua nhiều cách khác nhau với 2 hình thức tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp.
- Sự lây truyền trực tiếp xảy ra khi tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của cơ thể như nước mắt, dịch từ mắt, nước bọt, giọt bắn qua phản xạ ho, hắt hơi của người bệnh.
- Hoặc nó có thể lây lan một cách gián tiếp khi tiếp xúc hoặc dùng chung các vật dụng cá nhân với người bị đau mắt đỏ như khăn mặt, khăn tắm, cốc uống nước hoặc kính áp tròng….
Do đó, đau mắt đỏ rất dễ lây lan và bùng phát thành dịch, đặc biệt khi nguyên nhân gây bệnh đến từ vi khuẩn hoặc virus.
Môi trường ngày càng ô nhiễm
Môi trường ô nhiễm, bụi, hóa chất và các tác nhân kích ứng khác có thể gây ra viêm kết mạc mắt và đau mắt đỏ. Sự tiếp xúc lâu dài với các tác nhân này có thể làm tăng nguy cơ mắt bị kích ứng và mắc các bệnh mắt liên quan.
Trẻ em trong mùa tựu trường
Đặc biệt, số ca mắc tăng nhanh ở đối tượng trẻ em trong mùa tựu trường là một trong những nguyên nhân dẫn đến bùng phát dịch trong thời gian gần đây. Mùa tựu trường thường là thời điểm mà bệnh đau mắt đỏ gia tăng nhanh, có thể vì một số lí do sau:
- Khi hàng ngàn học sinh quay trở lại trường học sau kỳ nghỉ hè, đây là điều kiện thuận lợi cho việc lây nhiễm bệnh đau mắt đỏ giữa các học sinh thông qua tiếp xúc gần gũi, chia sẻ đồ dùng cá nhân và các hoạt động tương tác, sinh hoạt chung khác.
- Thêm vào đó, trong mỗi trường học đường, vi khuẩn và virus gây bệnh có thể tồn tồn tại trên bề mặt các đồ dùng chung như bàn ghế, bảng viết, tay nắm cửa,... Khi trẻ tiếp xúc với những bề mặt này và sau đó chạm vào mắt do thói quen dụi mắt, các tác nhân gây bệnh có thể xâm nhập vào cơ thể và gây ra bệnh đau mắt đỏ.
- Trẻ em thường có hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện, do đó, trẻ có thể dễ bị lây nhiễm bệnh và có khả năng phản ứng mạnh hơn với các tác nhân gây bệnh
Các biện pháp phòng, chống bệnh đau mắt đỏ
Để chủ động phòng, chống bệnh đau mắt đỏ, bạn nên thực hiện tốt các biện pháp sau:
- Rửa tay thường xuyên với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với người bệnh.
- Hạn chế dùng tay chạm vào mắt, không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng
- Thường xuyên vệ sinh môi trường sống và vệ sinh cá nhân.
- Không dùng chung vật dụng cá nhân như: thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, kính mắt, khẩu trang…
- Vệ sinh mắt, mũi, họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý, các thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi thông thường.
- Tăng cường sức đề kháng bằng cách ăn đầy đủ chất và bổ sung vitamin A, C, E…
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên bổ mắt Eyestar có chứa thành phần DHA, EPA, Cao việt quất, Quercetin, Lutein, ALA, Chiết xuất hạt nho, Betacaroten, Astalif 10, Vitamin C, E, B12 giúp bổ sung đầy đủ dưỡng chất, tăng cường sức khỏe cho mắt, giúp giảm nguy cơ đau mắt đỏ.